Dự án giao thông tại Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2024.

19:00 | 09/06/2021
Tỉnh Lâm Đồng đang và sẽ triển khai nhiều dự án, đầu tư xây dựng và mở rộng nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, mang tính kết nối liên vùng như tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đường ĐT.729 và ĐT.722 kết nối Ninh Thuận và Đắk Lắk, đường Vành đai Đinh Văn – Đạ Đờn…
Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/2.000 khu du lịch quốc gia gần 4.000 ha ở Lâm Đồng:
-Tại kỳ họp thứ 17 khóa IX, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã quyết nghị thông qua kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công năm 2021 của địa phương. Theo đó, dự kiến tổng số vốn đầu tư công bằng nguồn ngân sách địa phương năm 2021 là 3.350 tỷ đồng trong đó, nguồn ngân sách tập trung là 650 tỷ đồng; nguồn thu tiền sử dụng đất 1,350 tỷ đồng; nguồn thu xổ số kiến thiết 1,350 tỷ đồng.

hinh8

van ban1

hinh7
FanpageNhàĐấtMinhChánh

hinh5

hinh3

-Trong lĩnh vực giao thông, tỉnh Lâm Đồng sẽ rót hơn 5.900 tỷ đồng vào 110 dự án giao thông bao gồm các dự án khởi công mới và hoàn thành trong năm 2021 cũng như sau năm 2021 bằng nguồn ngân sách địa phương.
-Cũng tại kỳ họp này, tỉnh Lâm Đồng cũng đã thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư 6 dự án giao thông nhóm B sử dụng nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương với tổng vốn đầu tư tư 2.221 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024.
-Dự án lớn nhất trong số này xây dựng tuyến đường ĐT.729 nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Ninh Thuận và tuyến đường ĐT.722 kết nối Lâm Đồng với Đắk Lắk với tổng vốn đầu tư 1.494 tỷ đồng, ngân sách trung ương bố trí vốn 1.300 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2024.
-Mục tiêu đầu tư nhằm xây dựng tuyến đường dọc phía đông và phía tây song song với quốc lộ 20, tạo kết nối giữu huyện Đơn Dương và Đức Trọng, Lâm Đồng với huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và huyện Lạc Dương và Đam Rông với tỉnh Đắk Lắk; từng bước hoàn chỉnh hệ thông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng.
-Tuyến đường ĐT.729 kết nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Bình Thuận có chiều dài khoảng 50,2 km, điểm đầu giao với quốc lộ 27 tại Km201+900 tại thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương, điểm cuối kết nối với xã Tà Tăng và Đa Quyn, huyện Đức Trọng. Nền đường rộng 7,5 m; mặt đường rộng 5,5 m; lề đất hai bên mỗi bên rộng 0,5 m. Trên tuyến đường này dự kiến sẽ xây dựng 5 cây cầu.
-Tuyến đường ĐT.722 kết nối Lâm Đồng với Đắk Lắk có tổng chiều dài 25,28 km gồm hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài khoảng 18,62 km, điểm đầu giao với đường Trường Sơn Đông tại ngã ba Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương tại Km642e, điểm cuối giao với ĐT.222 tại xã Đạ Long, huyện Đam Rông. Đoạn thú hai dài khoảng 6,66 km, điểm đầu tại Km15+339 đường ĐT.722 đoạn Liên Hung – Đầm Ròn, điểm cuối tại Km22+00 đường ĐT.722 thuộc xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông.
-Đường có nền rộng 7,5 m; mặt đường rộng 5,5 m; dự kiến có 6 cầu sẽ được xây dựng trên tuyến đường này.
Một dự án khác là đường Vành đai Đinh Văn – Đạ Đờn, huyện Lâm Hà có chiều dài khoảng 3,88 m, tuyến theo quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, có điểm đầu giao với quốc lộ 27 tại Km158+120, điểm cuối giao với quốc lộ 27 tại Km154+30.
-Tuyến đường có nền đường rộng 28 m, mặt đường rộng 16 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 6 m. Công trình có tổng mức đầu tư 306 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2024.
hinh1

hinh2

hinh6

Theo Báo Lâm Đồng, hiện mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài 9.368,3 km, gồm 19,2 km đường cao tốc loại B; 551,1 km quốc lộ; 663 km đường tỉnh; 651 km đường đô thị, khoảng 7.480 km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn. Số km được cứng hoá khoảng 6.313 km, đạt tỷ lệ 84%.
-Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng cho biết sẽ phối hợp với  Bộ Giao thông Vận tải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên địa bàn, cụ thể gồm các dự án: hạng mục tuyến tránh TP Bảo Lộc, cải tạo quốc lộ 20 đoạn Km0 + Km123-105 dài 15,58 km, dự án xây dựng quốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương dài 62 km; nghiên cứu, đề xuất lập chủ trương đầu tư đối với các dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương; thúc đẩy triển khai tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 27 (đoạn Km83 – Km174) dài 91 km; quốc lộ 28B (đoạn Km51+000 – Km69+000) dài 18 km; quốc lộ 55 (đoạn Km205+140 – Km229+140) dài 24 km, nâng cấp đoạn đèo Mimosa và các cầu yếu trên tuyến quốc lộ 20 để đề xuất đầu tư theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
-Đối với hệ thống đường tỉnh và hạ tầng giao thông quan trọng được giao làm chủ đầu tư, hiện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành 9 dự án trong năm 2021. Riêng đối với hai công trình cải tạo nút giao thông Trần Phú – Hoàng Văn Thụ – Trần Lê – Ba Tháng Hai và xây dựng nút giao Phan Chu Trinh, TP Đà Lạt, đến nay đã hoàn thành cơ bản các hạng mục xây dựng. Các dự án chuyển tiếp được bố trí nguồn năm 2021 để tổ chức thi công theo tiến độ hợp đồng gồm dự án xây dựng ba cầu trên tuyến đường ĐH.412 – ĐH413, dự án xây dựng cầu Bà Trung và Bà Bống, dự án đường gom cao tốc Liên Khương – Prenn, dự án xây dựng đường ĐT.725 (đoạn Tân Rai – Lộc Bảo). Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng cũng cho biết, theo kế hoạch, tỉnh này cũng đang đẩy nhanh công tác thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để khởi công trong tháng 7/2021 dự án xây dựng đường vành đai TP Đà Lạt với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng và hạ tầng khu dân cư.
-Lâm Đồng cũng đang tiến hành thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với 6 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư năm 2021 là dự án xây dựng đường Phúc Thọ – Đạ K’Nàng, xây dựng đường tránh Liên Nghĩa – Thạnh Mỹ, xây dựng cầu Mỏ Vẹt, xây dựng tuyến đường tránh Prenn – Xuân Thọ, xây dựng đường ĐT.722 và ĐT.729. Ngoài ra, vào đầu tháng 4 năm nay, hai đoạn đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc thuộc dự án Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cũng đã được cơ quan quản lý nhà nước để xuất phương án đầu tư. 
-Theo quy hoạch, điểm đầu đường cao tốc nối với đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và điểm cuối nối với đoạn Liên Khương – Prenn tại nút giao sân bay Liên Khương. Đường cao tốc được triển khai theo ba giai đoạn. 
Giai đoạn 1 đoạn Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài 60 km với tổng diện tích sử dụng đất 460 ha, đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Giai đoạn 2 có chiều dài 66 km tiếp nối từ Tân Phú – Bảo Lộc đi qua hai tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng. Giai đoạn 3 là đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc có tổng chiều dài 73 km, được bắt đầu từ TP Bảo Lộc đến Liên Khương. 
-Hiện, theo UBND tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài từ 51 km – 67 km, quy mô 4 làn xe sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2024, tổng nguồn vồn khoảng 18.200 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 47%, tỉnh Lâm Đồng đối ứng 23%, nguồn vốn Chính phủ 24%; vốn BOT 53%.