( Liên Hệ : Anh Lợi 0978008331 ).
–Dự Án GM Đất Nền Thổ Cư Khu Nghỉ Dưỡng Lộc Tân Bảo Lộc – Xanh Sắc Nước Ngát Hương Trà, Liền Kề Khu Nghỉ Dưỡng Làng Village Pháp – Đối Diện Đồi Chè Tâm Châu Bảo Lộc : Đường Chính Vào Dự Án Rộng 23 mét:: 2 Phút Ngã 5 Damb’ri, 3 Phút Chùa Từ Phước, 6 Phút Tu Viện Bát Nhã, 10 Phút Thác Damb’ri, 20 Phút Trung Tâm Thành Phố Bảo Lộc, 30 Phút Cao Tốc Dầu Giây-Liên Khương. Xung Quanh Nhiều Khu Nghỉ Dưỡng – Phong Cảnh Thiên Nhiên Rừng Thông – Đồi Trà Tuyệt Đẹp, Khí Hậu 1 Ngày Hội Tụ Bốn Mùa. Cao Tốc Dầu Giây-Liên Khương Đã Khởi Công : Rút Ngắn Thời Gian Đi Thành Phố Hồ Chí Minh-Bảo Lộc Còn 2 Giờ, Thúc Đẩy Tam Giác Du Lịch- Trao Đổi Kinh Tế, Tăng Liên Kết Vùng-Giảm Tải Cho Các Tuyến Quốc Lộ Đã Hiện Hữu, Khơi Dòng Chảy Vốn Đầu Tư-Kích Cầu Bất Động Sản Khu Vực.
-Dự Án Có Tất Cả : 320 Lô Nền Đất Thổ Cư, Diện Tích Cho Mỗi 1 Lô Nền Từ : 96, 100, 130, 150, 170, 230, Đến 350 mét Vuông, Đã Có Sổ Riêng Cho Từng Lô Nền, Pháp Lý Rỏ Ràng, Minh Bạch, Hợp Pháp. Ngoài Ra, Có Khu Tiện ích : Công Viên Cây Xanh, Hồ Bơi, Khu Thể Thao Cho Trẻ Em, Cà Fê Check in….
1-Quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040
Cập nhật lúc: 05:38, 20/04/2021 (GMT+7)- Báo Lâm Đồng online.
-Ngày 26/3, tại kỳ họp thứ 18 – HĐND tỉnh khóa IX, kỳ họp cuối nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Một trong những nghị quyết đó là thông qua Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Bảo Lộc, Bảo Lâm nói riêng và Nhân dân Lâm Đồng nói chung.
-Trên cơ sở Tờ trình số 1493 ngày 12/3/2021 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 để các đại biểu HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến; sau khi Ban Pháp chế báo cáo thẩm tra đồ án, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận đã ký ban hành nghị quyết. Theo đó, đồ án đã được HĐND tỉnh chính thức thông qua, tiếp tục tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh, giao UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến thống nhất trước khi phê duyệt theo thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sau khi đồ án được phê duyệt.
-Đến nay, đồ án đã được tổ chức lập, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương, đảm bảo trình tự, thủ tục theo đúng quy định. Đồng thời, đồ án cũng đã được hoàn chỉnh theo các nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tổng diện tích tự nhiên của phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là 597,71 km2 (59.771 ha), gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Bảo Lộc với 6 phường, 5 xã và vùng phụ cận thuộc huyện Bảo Lâm gồm 5 xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc. Định hướng quy mô dân số đô thị đến năm 2030 khoảng 257.900 người và đến năm 2040 khoảng 320.000 người.
-Định hướng phát triển đô thị sẽ theo mô hình đô thị trung tâm và cụm động lực được kết nối bởi tuyến vành đai xanh. Đó là hướng phát triển đô thị sinh thái, thông minh, đa chức năng. Trong đó, thành phố Bảo Lộc là đô thị trung tâm phát triển các chức năng của đô thị tỉnh lỵ. Vùng phụ cận sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch nông nghiệp, nông nghiệp nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn không gian tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Hình thành các cụm đô thị động lực hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm thành phố Bảo Lộc.
-Theo đồ án đã được phê duyệt, đô thị trung tâm thành phố Bảo Lộc sẽ bao gồm nhiều phân khu: phân khu hiện trạng sẽ được chỉnh trang theo hướng xác định giá trị cốt lõi, bảo tồn, phát huy bản sắc kiến trúc, lịch sử văn hóa của Bảo Lộc. Phân khu Công viên hồ Nam Phương sẽ phát triển thành trung tâm sinh thái độc đáo, kết nối không gian thiên nhiên, cây xanh, mặt nước với trung tâm đô thị. Phân khu phía Bắc sẽ phát triển theo hướng trung tâm hành chính cấp vùng, thương mại dịch vụ. Phía Nam sẽ giữ nguyên Khu công nghiệp Lộc Sơn và phát triển các ngành công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường. Phía Tây, phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực cho tỉnh và vùng Tây Nguyên.
-Đối với khu vực tuyến đường vành đai xanh là vùng không gian đệm, quy hoạch các cực phát triển đô thị với chức năng đặc thù. Khu vực vùng phụ cận ngoài tuyến đường vành đai được xác định núi Đại Bình, núi Sa Pung, sông Đại Bình, sông Đại Nga là khu vực khai thác du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe. Phát triển các khu vực tạo động lực, hỗ trợ khu vực đô thị trung tâm gồm: -Trung tâm liên xã Lộc An, cụm du lịch xã Đạm B’Ri, Đại Lào… Tại kỳ họp, ông Lê Quang Trung – Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng đã báo cáo tờ trình xin ý kiến HĐND tỉnh, nêu bật những mục đích, ý nghĩa và tính khả thi của Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040. Đây là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo. -Về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo xuyên suốt, kết nối thuận lợi từ khu vực quy hoạch với các tuyến đường giao thông ngoài khu vực quy hoạch như cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Quốc lộ 20, 55, các tuyến ngoại thị kết nối thành phố Bảo Lộc đi các vùng phụ cận.
-Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 được lập và thông qua nhằm đáp ứng vai trò, vị thế mới của thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận. Đồng thời, phát huy thế mạnh của thành phố Bảo Lộc, thúc đẩy địa phương và vùng lân cận phát huy tiềm năng, lợi thế theo hướng tích cực, bền vững.
-Đây sẽ là tín hiệu vui nhằm mục tiêu phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại II vào năm 2025, tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2040 theo xu hướng quy mô tương đương tỉnh lỵ, xây dựng Bảo Lộc trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2020 – 2025, là đầu mối giao thông về đường bộ của vùng, trở thành điểm đến hấp dẫn phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.
2-Lâm Đồng đẩy nhanh Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
-Từ khi thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, không chỉ người dân địa phương hân hoan mà rất nhiều nhà đầu tư của các tỉnh thành phía Nam hồ hởi mong đợi tuyến cao tốc sớm được khởi công xây dựng.
-Tổng thể Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài 200,3 km. Điểm đầu nối với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và điểm cuối nối với đường cao tốc Liên Khương – Prenn. Đây là dự án giao thông nằm trong quy hoạch phát triển chung của mạng lưới đường cao tốc Việt Nam, chia làm 3 giai đoạn. Sau khi đi vào hoạt động chính thức hệ thống cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế lên đến 100 km/giờ.
Bố trí ngân sách, sớm triển khai tuyến Tân Phú – Bảo Lộc
-Ngày 4/2, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 24/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc triển khai Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc hôm 21/1. Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc trong giai đoạn 2021-2025 theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của Nhà nước.
-Theo kết luận, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng).
UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì tổ chức huy động các nguồn lực hợp pháp theo quy định để bảo đảm phần vốn ngân sách địa phương, tham gia thực hiện dự án khi được giao là cơ quan có thẩm quyền. UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm khẩn trương tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (trong đó, làm rõ phương án tài chính huy động nguồn vốn thực hiện dự án gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà đầu tư, tín dụng, trái phiếu chính quyền địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật).
-Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá tác động toàn diện của việc đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc với các dự án BOT khác đã và đang được đầu tư, không để xảy ra xung đột, khiếu kiện, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu phương án triển khai các đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Bảo Lộc – Liên Khương bảo đảm kết nối đồng bộ các đoạn tuyến cao tốc nhằm phát huy hiệu quả cao nhất cho toàn tuyến.
-Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT có ý kiến bằng văn bản về việc bố trí ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 tham gia dự án theo đề xuất của tỉnh Lâm Đồng làm căn cứ xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và “Báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư trong thời gian sớm nhất, phấn đấu hoàn thành trong tháng 3/2021. -Đề xuất nhu cầu vốn hỗ trợ của Nhà nước để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu cân đối bố trí ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phần tham gia vốn vào dự án, sớm báo cáo Chính phủ để kịp thời trình Quốc hội”, thông báo nêu.
-Tổng thể của Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài 200,3 km, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài 60 km đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2 dài 66 km tiếp nối từ Tân Phú – Bảo Lộc đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Giai đoạn 3 có chiều dài 73 km, bắt đầu từ TP Bảo Lộc đến huyện Đức Trọng, nối vào đường cao tốc Liên Khương – Prenn.
-Giai đoạn 2 Tân Phú – Bảo Lộc, từ 51 km – 67 km, quy mô 4 làn xe sẽ sớm được khởi công trong năm 2021, tổng nguồn vốn khoảng 18.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 47%, tỉnh Lâm Đồng đối ứng 23%, nguồn vốn Chính phủ 24%; vốn BOT 53%.
Thủ tướng cũng đã đồng ý cho tỉnh Lâm Đồng huy động mọi nguồn lực, như tín dụng, phát triển quỹ đất, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động nguồn vốn thực hiện dự án.
Tuyến Tân Phú – Bảo Lộc khi hoàn thành sẽ giảm áp lực giao thông cho Quốc lộ 20 qua TP Bảo Lộc và rút ngắn đáng kể thời gian từ TP Hồ Chí Minh đi Đà Lạt cũng như các vùng khác trong tỉnh
-Sau nhiều năm phát triển, lưu lượng vận chuyển người và hàng hóa trên tuyến QL 20, tuyến giao thông chính nối Lâm Đồng với các tỉnh phía Nam tăng mãnh liệt, vận tải đường không, đường bộ đều rất căng thẳng và tạo ra áp lực vô cùng lớn. Trong khi đó, thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến đường cao tốc đã có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực “đánh thức” tiềm năng của nhiều vùng, miền trên cả nước. Đường cao tốc mở đến đâu, kinh tế ở đó phát triển, người dân được hưởng lợi từ sự đầu tư, phát triển này là rất lớn. Với nhiều ưu thế, đường cao tốc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối về giao thông, thúc đẩy phát triển của mỗi địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung. Việc phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của tỉnh và được tỉnh thúc đẩy, kêu gọi đầu tư và xác định là một trong những công trình trọng điểm mang tính đột phá chiến lược mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra suốt nhiều năm qua.
-Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chính là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam Bộ.
-Việc Thủ tướng chỉ đạo đưa Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, cụ thể là đoạn Tân Phú – Bảo Lộc vào dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 là bước đột phá lớn không chỉ về phát triển hạ tầng của tỉnh mà hứa hẹn tạo nên sự đột phá lớn về phát triển kinh tế cho tỉnh. Đây là dự án đặc biệt quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và tạo đà chuyển dịch kinh tế – xã hội rất lớn cho Nhân dân Lâm Đồng; là đòn bẩy tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho các tỉnh khi việc giao dịch thương mại trở nên thuận tiện và nhanh chóng, thúc đẩy phát triển du lịch, nông nghiệp, công nghiệp…
-Chính vì vậy mà thông tin sớm khởi công dự án này không chỉ người dân địa phương Lâm Đồng hân hoan mong chờ mà rất nhiều người dân, nhà đầu tư của các tỉnh thành phía Nam cũng đang vô cùng hồ hởi. Giảm tải áp lực giao thông.
-Đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thuộc tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2016.
Việc sớm triển khai dự án này ngoài lợi ích về kinh tế, sẽ giải quyết được nút thắt lớn nhất của Quốc lộ 20. Lâm Đồng vốn là tỉnh Tây Nguyên, có nhiều đoạn đèo quanh co, hiểm trở, có độ dốc lớn, hẹp, nhiều khúc cua nguy hiểm và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong mùa mưa gây sạt lở đất, nhiều năm qua tuyến này dù được đầu tư cải tạo nhiều nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong giao thông.
-Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là một trong 7 tuyến đường thuộc hệ thống đường cao tốc quốc gia tại khu vực phía Nam, kết nối với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đây là công trình có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng của Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.
-Khi hoàn thiện, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giảm tải cho Quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Dự kiến, thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt đi TP Hồ Chí Minh cũng chỉ mất 3 giờ đồng hồ, giảm một nửa thời gian so với di chuyển trên Quốc lộ 20 như hiện nay. Hiện dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đang được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để triển khai chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2021-2025.
-Lâm Đồng trong thời gian qua đã trở thành một trong những tỉnh được các nhà đầu tư để ý tới, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index – là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh) đứng thứ 15 cả nước, Lâm Đồng đã có kế hoạch tập trung phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ, tín dụng, hỗ trợ khởi nghiệp… để thu hút các nhà đầu tư.
-Với dự án Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, chắc chắn sẽ giúp cho thị trường bất động sản Bảo Lộc – Lâm Đồng trở nên hấp dẫn. Việc tỉnh Lâm Đồng có kế hoạch phát triển thành phố Bảo Lộc thành trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh đã khiến cho rất nhiều ông lớn bất động sản để mắt tới, khiến bất động sản Bảo Lộc trở nên nóng hơn bao giờ hết
-Hiện nay thị trường bất động sản tại Lâm Đồng đang được chú ý tới với hàng loạt dự án tại thành phố Bảo Lộc, sau khi thành phố Bảo Lộc được ban lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng định hướng trở thành trung tâm chính trị, văn hóa trọng điểm của tỉnh.
-Nhờ những thuận lợi về chính sách và cơ sở hạ tầng, từ năm 2019 Bảo Lộc đã thu hút nhiều ông lớn BĐS tại TP.HCM. Có thể kể đến một số dự án nổi bật tại đây như khu dân cư phường B’Lao; khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn; Ecopark với khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf; cáp treo núi Sapung và Khu đô thị,… Với riêng năm 2020, Bảo Lộc đã đón nhận 10 dự án BĐS có quy mô trên 5ha. Ngoài ra, Bảo Lộc trong tương lai sẽ đón nhận nhiều dự án phát triển ngành du lịch địa phương như Tổ hợp dịch vụ khách sạn chuẩn 5 sao, sân Golf Lộc Phát – Lộc Thắng,…
-Dù sở hữu tiềm năng lớn nhưng khung giá BĐS tại Bảo Lộc vẫn còn khá thấp, chỉ bằng 30 – 50% so với thành phố Đà Lạt. Hội tụ đủ các yếu tố then chốt về hạ tầng, thời điểm, giá cả…trong tương lai, Bảo Lộc có tiềm năng trở thành tâm điểm đầu tư của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung.